BẠN CÓ BIẾT QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ẮC QUY NHƯ THẾ NÀO KHÔNG ?

  • 0937 938 968

    0987 938 968

  • VP : 308/12, Bùi Minh Trực, Phường 6, Quận 8, TP.HCM

    SR: 1619/59, Bùi Minh Trực,Phường 6, Quận 8, TP.HCM

  • Thời gian mở cửa

    07:30 Am - 17:00 Pm

BẠN CÓ BIẾT QUY TRÌNH NHẬP KHẨU ẮC QUY NHƯ THẾ NÀO KHÔNG ?
Ngày đăng: 26/09/2022 02:59 PM

Thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Định nghĩa bình ắc quy

Bình ắc quy là nguồn điện thứ cấp, hoạt động dựa vào quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng để tiến hành tích trữ và cấp điện cho các thiết bị điện. Người dùng có thể sử dụng máy nạp ắc quy để tái sạc điện và sử dụng ắc quy nhiều lần trước khi thay thế. Trong thực tế, ắc quy còn được biết đến với những tên gọi như acquy, bình accu, bình ắc quy, ắc quy lưu điện, ắc quy tích điện. Bình ắc quy là một phần không thể thiếu đối với các phương tiện giao thông : ô tô, xe máy, xe đạp điện, các thiết bị lưu điện, phát điện : máy phát điện… Vậy nếu Quý doanh nghiệp còn đang băn khoăn chưa rõ thủ tục nhập khẩu bình ắc quy như thế nào, hồ sơ nhập khẩu, khai báo hải quan ra sao thì đừng bỏ qua những thông tin mà Logistics Solution chia sẻ trong bài viết sau đây  nhé!

Căn cứ pháp lý

Mặt hàng bình ắc quy không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục III ban hành theo nghị định số 69/2018//TT-BTC của chính phủ nên Quý doanh nghiệp có thể nhập khẩu bình ắc quy như hàng hóa thông thường. Đặc biệt, ắc quy xe ô tô, xe đạp điện, xe gắn máy thuộc phụ lục II – Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục chứng nhận hay công bố hợp quy theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải

Ắc quy cũ là mặt hàng cấm nhập khẩu:

HS Code bình ắc quy và Thuế nhập khẩu

HS code bình ắc quy

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu, HS code Bình ắc quy thuộc chương 85, nhóm 07: Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
Phân nhóm: 850710 – Bằng axit – chì, loại dùng để khởi động động cơ piston:
Phân nhóm :
Loại khác:
Loại điện áp danh định 6 V hoặc 12 V, có dung lượng phóng điện không quá 200 Ah:
85071092: Chiều cao( không bao gồm đầu cực và tay cầm) không quá 13cm
85071095- Đối với mặt hàng có Chiều cao( không bao gồm đầu cực và tay cầm) trên 13cm nhưng không quá 23 cm
85071096 – Chiều cao (không bao gồm đầu cực và tay cầm) trên 23 cm

Các loại thuế nhập khẩu bình ắc quy

Các loại thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu bình ắc quy có mã HS 85071092; 85071095; 85071096vào Việt Nam:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Thuế nhập khẩu thông thường
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Dưới đây là bảng Thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng với từng thị trường Quý doanh nghiệp muốn nhập khẩu bình ắc quy vào Việt Nam:

Thủ tục công bố hợp quy

Quý Doanh nghiệp sẽ nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan chuyên ngành. Cơ quan chuyên ngành là cơ quan chuyên môn do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, giao trách nhiệm thực hiện tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân

Trình tự công bố hợp quy

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá

Quý doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bình ắc quy với các thông tin sau:

Tên đơn vị nhập khẩu/ Địa chỉ/ Điện thoại/ Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại/ Đặc tính kỹ thuật/ Xuất xứ, nhà sản xuất/ Trọng lượng, số lượng/ Cửa khẩu nhập/  Thời gian nhập/ Hợp đồng (Contract)/ Danh mục hàng hóa (Packing list)/ Hóa đơn (Invoice)/ Vận đơn (Bill of Lading)/ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật/ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

– Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

– Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận)

Quý doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau:

Tên doanh nghiệp nhập khẩu/ Đđịa chỉ / Điện thoại / Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại/ Đặc tính kỹ thuật/ Xuất xứ, nhà sản xuất/ Trọng lượng, số lượng/ Cửa khẩu nhập/ Thời gian nhập/ Hợp đồng (Contract)/ Danh mục hàng hóa (Packing list)/ Hóa đơn (Invoice)/ Vận đơn (Bill of Lading)/ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

– Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

– Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

– Quý doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau:

Tên doanh nghiệp nhập khẩu/ Địa chỉ/ Điện thoại/ Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại/ Đặc tính kỹ thuật/ Xuất xứ, nhà sản xuất/ Trọng lượng, số lượng/ Cửa khẩu nhập/ Thời gian nhập/ Hợp đồng (Contract)/ Danh mục hàng hóa (Packing list)/ Hóa đơn (Invoice)/ Vận đơn (Bill of Lading)/ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật/ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

– Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

– Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Hồ sơ công bố hợp quy

Quý doanh nghiệp công bố hợp quy lập hồ sơ công bố hợp quy và nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành là cơ quan chuyên môn do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, giao trách nhiệm. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

– Tên sản phẩm, hàng hóa;

– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân”.

Lưu ý: Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc báo cáo đánh giá hợp quy trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy là 03 năm kể từ ngày được cấp hoặc ngày ký xác nhận.

– – – – – – –

Thủ tục nhập khẩu bình ắc quy

Thủ tục hải quan

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu bình ắc quy khô:

  • Giấy chứng nhận công bố hợp quy ( đối với ắc qui dùng cho xe moto, xe gắn máy, xe đạp điện)
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán – Sale contract
  • Hóa đơn thương mại – Commercial invoice
  • Phiếu đóng gói – Packing List
  • Vận đơn – Bill of lading
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Catalog sản phẩm

Trên đây là một số thủ tục nhập khẩu bình ắc quy mà Quý doanh nghiệp có thể tham khảo để nhập khẩu bình ắc quy lưu hành tại Việt Nam được thuận lợi. 

0
Zalo
Hotline
Hotline